LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

2021-08-17 06:39:01
792 lượt xem

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Hiện nay, khi đưa ra thị trường bất kỳ một loại hàng hóa, sản phẩm nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mã vạch để thuận lợi cho việc quản lý tốt hơn, thuận tiện trong quá trình kinh doanh.

Đăng ký mã vạch, đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức,… dựa trên việc ấn định một số mã cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị có thể đọc được.

Với mỗi mã vạch đều có một cấu trúc, một ý nghĩa riêng:

- Ba chữ số đầu tiên là mã quốc gia do tổ chức GS1 quốc tế quản trị cấp. Tại Việt Nam mã này là 893.

- Bốn chữ số tiếp theo là mã số về doanh nghiệp 

- Năm chữ số tiếp theo là mã số về hàng hóa

- Số cuối cùng bên phải là số về kiểm tra.

Trình tự thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm

Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, các doanh nghiệp tiến hành đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).

Hồ sơ đăng ký mã vạch gồm:

- Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này (02 bản);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) (01 bản);

- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này (02 bản).

- Giấy ủy quyền;

Thẩm quyền thực hiện đăng ký thuộc về Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 3 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý khi tiến hành nộp hồ sơ:

- Đối với các Doanh nghiệp chỉ có chức năng thương mại: Bổ sung thêm 1 biên bản thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất phù hợp với ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.

- Đối với các doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh không có chức năng sản xuất mà nhờ đơn vị khác gia công, đóng gói: Ngoài bộ hồ sơ đăng ký thông thường cần phải bổ sung thêm Hợp đồng gia công (sao y công chứng) và Giấy đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc tối thiểu đã có công văn chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, nhãn hiệu trên sản phẩm phải thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp đó.

- Khi đăng ký mã số mã vạch cho mặt hàng sách, báo, tạp chí: Thủ tục tương tư như mục trên và kém theo hợp đồng liên kết xuất bản của từng đầu sách, báo hoặc tạp chí.

            Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng mã số mã vạch nộp phí khi đăng ký sử dụng và phí duy trì sử dụng hằng năm cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ. Phí duy trì phải được nộp trước ngày 30 tháng 6 hàng năm. Nếu sau một năm tổ chức, doanh nghiệp không tiến hành nộp phí duy trì Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ thu hồi mã số đã cấp và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan.

Những lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch

Việc đăng ký mã số mã vạch đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Thuận lợi trong việc quản lý các sản phẩm hàng hóa trong kinh doanh buôn bán trong và ngoài nước

- Tạo được lòng tin, sự minh bạch về thông tin xuất sứ của hàng hóa đối với người tiêu dùng.

- Dễ dàng trong việc thanh toán tiền trong quá trình buôn bán.

            Với những lợi ích từ mã số mã vạch đem đến cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức để bảo vệ lợi ích, nâng cao vị thế của mình thì cần thiết tiến hành đăng ký mã số, mã vạch.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086, Email: Hanoi@vietlinklaw.com hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo