LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

2019-12-18 08:35:31
2953 lượt xem

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan

  1. Điều kiện đăng ký quyền tác giả:

Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan thì tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

  1. Lợi ích từ việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan:

Khi thực hiện việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:

  • Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;
  • Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;

Từ những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng và cần thiết đối với 1 tác phẩm.

  1. Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả và cách thức nộp hồ sơ:
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
  • Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.
  1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan. 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu nói trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

  1. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

  1. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
  • Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

  • Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận

Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện bởi Công ty luật Vietlink gồm:

  • Tư vấn về các đối tượng tác phẩm có thể đăng ký để khách hàng tham khảo và lựa chọn tác phẩm đăng ký;
  • Tư vấn các tài liệu, thông  tin cần thiết khách hàng cần chuẩn bị để tiến hành đăng ký;
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền và theo dõi việc xem xét hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi hồ sơ  theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có);
  • Nhận giấy chứng nhận và chuyển cho khách hàng hoặc khiếu nại việc từ chối cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả (trong trường hợp Cục BQTG từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký);
  • Theo dõi việc sử dụng bản quyền, kịp thời phát hiện và thông báo cho khách hàng trong trường hợp phát hiện việc vi phạm bản quyền của khách hàng.

TẠI SAO KHÁCH HÀNG THƯỜNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LUẬT VIETLINK:

  • Đội ngũ Luật sư uy tín với trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Luât sở hữu trí tuệ;
  • Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm tại 02 Văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

NGOÀI RA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ THAM KHẢO CÁC THỦ TỤC KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI DƯỚI ĐÂY  (Clich vào đường link dưới đây để tìm hiểu):

  • Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch;
  • Đăng ký bản quyền phần mềm;
  • Đăng ký bản quyền sách, tạp chí;
  • Đăng ký bản quyền mỹ thuật;
  • Đăng ký bản quyền kịch bản;
  • Đăng ký bản quyền truyền hình;
  • Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
  • Cấp lại, đổi giấy chắng nhận quyền tác giả;

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo