LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

2021-08-24 07:31:01
1534 lượt xem

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi,bổ sung 2009;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHC;
  • Thông tư 13/2010/TT-BKHC;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

- Một là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

- Hai là, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý

• Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

• Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

• Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:

Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Do vậy, quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.

Trình tự, thủ tục thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Thành phần hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

• Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (02 bản)

• Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu)

• Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù /danh tiếng của sản phẩm (02 bản)

Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung:

- Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩ

- Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

- Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý yêu cầu bảo hộ

- Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định

- Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý của khu vực địa lý yêu cầu bảo hộ

- Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm

• Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản)

• Chứng từ nộp phí, lệ phí.

• Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Bước 2:  Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, Thẩm định hình thức

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng.

    Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thủ tục này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:

================

Công ty Luật Vieltink

▪ Địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

▪ Hotline: 0914.929.086

▪ Email: hanoi@vietlinklaw.com

▪ Website: vietlinklaw.com

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo