LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

2021-08-31 05:39:34
1367 lượt xem

Giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật các Tổ chức tín dụng  năm 2010.

     Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động cho vay với tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Trong đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoạt động ngân hàng, bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

    Trong hợp đồng tín dụng,  quan hệ tín dụng thường gắn với tài sản bảo đảm tín dụng, do vậy thường xảy ra tranh chấp về việc bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm.

    Theo quy định tại Điều 292 BLDS 2015, hiện nay pháp luật thừa nhận có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng tín dụng chỉ có 5 biện pháp được sử dụng bao gồm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.

Điều kiện Tài sản bảo đảm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Các loại tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp :

  • Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế
  • Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm
  • Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm
  • Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm…

Các phương thức giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm trong Hợp đồng tín dụng

  • Hòa giải
  • Thương lượng
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
  • Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Giải quyết tranh chấp chấp tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân

Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

- Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên vay không sử dụng việc cấp tín dụng vào mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

- Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự nếu Hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án

Cá nhân, tổ chức khi có tranh chấp kinh doanh cần nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện.

Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm đơn khởi kiện bao gồm :

+ Các giấy tờ nhằm xác định địa vị pháp lý của người khởi kiện như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, điều lệ…;

+ Các giấy tờ nhằm xác định tư cách đại diện của người ký đơn kiện: quyết định bổ nhiệm, giấy ủy quyền…;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện: Hợp đồng tín dụng, các phụ lục hợp đồng, hóa đơn chứng từ liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thanh toán; công văn, giấy tờ mà các bên trao đổi với nhau.

Bước 2: Hòa giải tại Tòa án

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải giữa các bên trong tranh chấp.

Trường hợp hai bên hoà giải thành công, Hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành. Lúc này các bên có thể tiến hành làm Đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không tham gia hòa giải hoặc tham gia nhưng kết quả không thành. Hòa giải viên sẽ lập biên bản, chuyển hồ sơ lên tòa, đề nghị thụ lý giải quyết.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Khi nhận đủ đơn khởi kiện, chứng cứ, tài liệu vụ án, Tòa án xem xét nếu thấy thuộc thẩm quyền sẽ:

- Thông báo cho người khởi kiện để tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí.

- Thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa Án. Nếu người khởi kiện không phải nộp hoặc được miễn thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý ngay khi nhận đủ giấy tờ.

Bước 4: Giải quyết vụ án

Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo đúng trình tự xét xử sơ thẩm.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:

================

CÔNG TY LUẬT VIETLINK

Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM

Hotline/zalo: 0914.929.086

Email: hanoi@vietlinklaw.com

Website: vietlinklaw.com

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo