LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

2021-08-07 04:20:55
598 lượt xem

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Có thể nói, tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trường hợp một trong các bên trong hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng

Với mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ tương ứng là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:

  • Với phương thức giải quyết thông qua thương lượng: các bên chủ động gặp gỡ trao đổi để tìm giải pháp tiếng nói chung liên quan đến các mâu thuẫn xuong độ giữa các bên. Trong phương thức này các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
  • Với phương thức giải quyết bằng hòa giải: Người trung gian tiến hành hòa giải hay còn được gọi là hòa giải viên;
  • Với phương thức giải quyết bằng trọng tài: Hội đồng trọng tài;
  • Với phương thức giải quyết bằng thủ tục tư pháp: Tòa án nhân dân.

Người trung gian tiến hành hòa giải (Hòa giải viên)

Phương pháp hòa giải là phương thức xuất hiện sớm nhất và được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp hợp đồng. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải. Khi lựa chọn phương thức hòa giải, các bên có thể tiến hành theo một trong các cách thức sau:

  • Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của hòa giải viên (tương tự phương thức tự thương lượng).
  • Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
  • Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
  • Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Như vậy, người trung gian tiến hành hòa giải xuất hiện khi các bên trong tranh chấp tiến hành theo cách thức hòa giải qua trung gian hoặc hòa giải trong thủ tục tố tụng.

Đối với hòa giải qua trung gian thì hào giải viên có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Tòa án do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn hoặc do pháp luật quy định. Thông thường, cá nhân được chọn làm người trung gian hòa giải thường là người có uy tín, được các bên tin tưởng và có kiến thức chuyên môn đối với vấn đề đang bị tranh chấp. Đối với tranh chấp hợp đồng lao động thì hòa giải viên lao động là người có thẩm quyền tiến hành hòa giải.

Hòa giải không nhằm phân định ai đúng ai sai trên cơ sở các bằng chứng và quyền, nghĩa vụ pháp lý để ra phán quyết như trọng tài hay tòa án, do đó, hòa giải viên cũng không đưa ra các giải pháp mà chỉ giúp các bên thương lượng tìm được lợi ích chung, hướng đến giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận và tự nguyện tuân thủ.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trung tâm Trọng tài, trọng tài viên

Không phải tất cả các tranh chấp về hợp đồng đề thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.

Tuy nhiên, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể khi có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Trong thỏa thuận trọng tài, các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.

Tai Việt Nam, Trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các trung tâm Trọng tài được thành lập theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết. Tuy nhiên, các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài trong một số trường hợp.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo