LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

2021-08-10 06:31:25
1356 lượt xem

Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp giữa các cổ đông hoặc giữa các thành viên trong công ty, giữa cổ đông với Hội đồng quản trị/Giám đốc/Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý trong công ty.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là tranh chấp giữa các cổ đông/thành viên trong công ty là dạng tranh chấp rất phổ biến, xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các cổ đông lớn, người điều hành thường có những quyết định không đúng đắn với mục đích để duy trì, kéo dài sự tồn tại cho doanh nghiệp; dẫn đến ảnh hưởng đến vị trí công việc, quyền lợi của các cổ đông, thành viên còn lại. Khi đó, mâu thuẫn, vướng mắc giữa các thành viên với nhau hoặc giữa các thành viên với công ty xuất hiện. Và những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường xảy ra trong các trường hợp sau:

    -Tranh chấp về phần vốn góp giữa các thành viên, quyền chia lợi nhuận, hay nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng

    -Tranh chấp từ phương thức góp vốn và tài sản góp vốn

    -Tranh chấp về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, chia tách, giải thể, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

    -Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên

    - Về việc chuyển nhượng vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc cho người khác không phải là thành viên của công ty.

     -Tranh chấp về quyền quản lý và điều hành công ty

 Các cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Khi xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng các cách giải quyết như giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm,

Thứ nhất, về phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên tranh chấp chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Thứ hai, về phương thức hòa giải:

Là việc các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của hòa giải viên bên thứ ba. Hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không tuân theo pháp luật, được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và trọng tài. Thỏa thuận là tiền đề cho việc phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly khỏi các yếu tố đã thỏa thuận.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Toà án

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp này nhằm hạn chế ảnh hưởng của tranh chấp đến các hoạt động và sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cần đảm bảo các biện pháp giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm và đạt hiệu quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do ngoài các cách thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp nêu trên, các bên còn phải lưu ý về uy tín, hình ảnh trên thương trường cũng như các yếu tố về bí mật trong kinh doanh.

Nếu gặp khó khăn về vấn đề liên quan đến nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo