LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phái sinh

2021-08-17 06:07:54
759 lượt xem

Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phái sinh

Việc kế thừa tài sản trí tuệ đã có từ trước để phát triển, từ các tác phẩm cũ sang tạo ra cái mới đang ngày càng được ủng hộ. Những tác phẩm được tạo ra dựa trên những cái đã có được gọi là tác phẩm tái sinh. Đây cũng là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Vậy pháp luật có quy định gì về tác phẩm phái sinh và quyền bảo hộ tác giả tác phẩm này như thế nào?

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Như vậy có thể hiểu, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra bởi sự kế thừa nội dung , phát triển ý tưởng, giai điệu…của tác phẩm gốc và từ tác phẩm gốc.

     Quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng quyền này cần phải xin phép và trả tiền thu lao, nhuận bút và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.  Trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị (điểm i khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì không cần phải xin phép và không phải trả tiền thù lao .

Đặc điểm của tác phẩm phái sinh:

- Tác phẩm phái sinh phải được hình thành dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại và phải còn dấu ấn của tác phẩm gốc. Tác phẩm phái sinh đều là được hình thành dựa trên các tác phẩm gốc sẵn có. Tác giả tác phẩm tái sinh tôn trọng những dấu ấn riêng biệt của các tác phẩm gốc để khi công chúng tiếp xúc với tác phẩm tái sinh sẽ có những liên tưởng đến tác phẩm gốc. Sự liên tưởng này thể hiện qua nội dung của tác phẩm,

- Trong tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn cá nhân của tác giả tác phẩm phái sinh. Từ tác phẩm gốc thì người sáng tạo ra tác phẩm tái sinh sẽ mang những nét sáng tạo riêng của mình vào trong tác phẩm.

- Hình thức tác phẩm phái sinh khác biệt hoàn toàn hoặc một phần so với tác phẩm gốc.

Phân loại tác phẩm phái sinh

  • Tác phẩm dịch: là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác dựa trên nội dung của tác phẩm gốc.
  • Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, ý tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới và có sự khác biệt so với tác phẩm gốc.
  • Tác phẩm cải biên: là sửa đổi, biên soạn lại một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc. Khi cải biên tác phẩm, người cải biên phải được chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.
  • Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật, dễ thấy nhất là việc chuyển thể truyện thành phim, kịch…
  • Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở tổng hợp thông tin, thu thập, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập lại, viết lại thành một tác phẩm mới có trích dẫn nguồn thông tin đã tham khảo.
  • Tác phẩm chú giải: là tác phẩm thể hiện quan điểm, bình luận, giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm gốc.
  • Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm được tạo ra trên sự tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp những tác phẩm gốc (giữ nguyên nội dung) theo một số tiêu chí nhất định, thường là bộ sưu tập thơ, truyện ngắn, …

Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh muốn được đăng ký bảo hộ quyền tác giả cần đáp ứng được các điều kiện sau:

• Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm

• Phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

• Phải mang dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả tác phẩm phái sinh

Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký quyền tác giả tác phẩm phái sinh bao gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

- Hai bản sao tác phẩm phái sinh đăng ký quyền tác giả

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086, Email: Hanoi@vietlinklaw.com hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

 

 

 

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo