Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ nước ngoài
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ nước ngoài
1. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sỹ nước ngoài
Người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã được cấp văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với hình thức hành nghề khám, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc được công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận thực hành (trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền). Văn bản xác nhận thực hành tuân thủ về nội dung, đảm bảo về thời gian thực hành như sau:
+ 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
+ 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
+ 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
+ 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Trình tự thực hiện xin cấp chứng chỉ hành nghề y
Bước 1: Những đối tượng là người đề nghị cấp chứng chỉ thuộc đối tượng tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bênh 2009 gửi hồ sơ nêu trên về Bộ y tế. Những người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bàn trên địa bàn quản lý cử Sở y tế. Trường hợp đối tượng không làm việc ở bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào thì nộp hồ sơ về Sở y tế nơi đối tượng xin cấp chứng chỉ đăng kí thường trú.
Bước 2:Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Trường hợp nộp trực tiếp thì cơ quan tiếp nhận nhận và gửi ngay cho người đề nghị phiếu tiếp nhận. Trường hợp gửi qua đường bưu điện thì tỏng thời gian 2 ngày tình từ thời điểm cơ quan tiếp nhận được hồ sơ phải gửi lai cho người đề nghị
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lề thì Bộ Y tế sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể :
– Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Y tế hoặc sở y tế tới người đề nghị
3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ nước ngoài
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu);
– Văn bằng chuyên môn đã được cấp;
– Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành:
+ Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 109/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây:
- Họ và tên người thực hành;
- Ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp) của người thực hành;
- Văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp của người thực hành;
- Nơi thực hành; thời gian thực hành;
- Nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó;
– Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp;
– Một trong các giấy tờ liên quan đến việc giao tiếp:
+ Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
+ Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
+ Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh thì cần có:
- Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 nghị định 109/2016/NĐ-CP để khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định 109 và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
– Giấy khám sức khỏe (đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thời hạn không quá 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
– Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động);
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Một số lưu ý:
– Đơn đề nghị cần ghi rõ phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp phép là gì;
– Ghi rõ địa chỉ của người đề nghị cấp CCHN để cơ quan nhà nước liên hệ/gửi hồ sơ, giấy tờ khi cần thiết;
– Trường hợp đã được cấp giấy phép lao động thì hồ sơ không cần xuất trình phiếu lý lịch tư pháp của người đề nghị.
***Đảm bảo điều kiện ngôn ngữ: Xin cấp chứng nhận tiếng Việt thành thạo hoặc xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phiên dịch cho người phiên dịch như sau:
1. Hồ sơ dự thi xin cấp chứng nhận tiếng Việt thành thạo hoặc xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phiên dịch cho người phiên dịch
- Đơn theo mẫu;
- Hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng kể từ ngày nộp Hồ sơ dự thi;
- Bản sao công chứng, chứng thực CMND (người Việt Nam) hoặc Hộ chiếu còn hạn sử dụng.
Nội dung thi ngoại ngữ: 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
2. Hồ sơ xin công nhận chứng nhận tiếng Việt thành thạo hoặc chứng nhận đủ điều kiện phiên dịch cho người phiên dịch (Không phải thi nhưng phải đáp ứng các điều kiện):
- Các giấy tờ như Hồ sơ dự thi
- Bản sao chứng thực các giấy tờ là điều kiện cho việc công nhận:
- Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo, phải có một trong các văn bản sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp mà toàn bộ chương trình đào tạo được sử dụng bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y có thời gian từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do các cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp.
- Đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh, phải có một trong các văn bản sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp mà toàn bộ chương trình đào tạo được sử dụng bằng tiếng nước ngoài;
- Chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y có thời gian từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ.
- Các văn bằng, chứng chỉ nêu trên phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm tính đến ngày nộp Hồ sơ.
(Thành phần hồ sơ dự thi, công nhận có thể thay đổi theo yêu cầu của đơn vị tổ chức. Do đó, Khách hàng nên liên hệ trước với đơn vị này trước khi tiến hành thủ tục).
Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.