LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thủ tục thành lập chinh nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

2019-12-20 06:42:16
1820 lượt xem

Việt Nam hiện đang là Quốc Gia được có môi trường đầu tư thuận lợi và được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và mong muốn đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư theo hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài/hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty Việt Nam. Các doanh nghiệp/nhà đầu tư nước ngoài còn đầu tư theo hình thức thành lập chi nhán công ty nước ngoài tại Việt Nam. Để giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu rõ thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Công ty luật Vietlink xin giới thiệu các điều kiện, thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như sau:

  1. Điều kiện để thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
  1. Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  • Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
  • Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép (Bộ Công thương).Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  1. Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh
  • Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
  • Thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
  1. Điều kiện người đứng đầu Chi nhánh
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Chi nhánh trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại điểm 3 nêu trên người đứng đầu Chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở lại làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  • Trường hợp người đứng đầu Chi nhánh không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Công Thương là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài.

  1. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh:
  •  Không đáp ứng được các quy định tại mục 1 nêu trên.
  • Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập tại Việt Nam.
  • Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
  • Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
  1. Thời hạn cấp Giấy phép:
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Ngay sau khi hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Thương mại phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép;
  1. Thông báo hoạt động

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

  •  địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
  • Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
  • Người đứng đầu Chi nhánh;
  • Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh.

Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

  1. Nội dung hoạt động của Chi nhánh:
  • Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định;
  • Điều kiện hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà Chi nhánh phải có hoặc phải thực hiện khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác được quy định theo pháp luật về doanh nghiệp.
  1. Mở tài khoản:
  • Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh;
  • Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.
  • Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

  1. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh và người đứng đầu Chi nhánh

Chi nhánh, người đứng đầu Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau:

  • Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh.
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệmcác chức vụ sau:
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam.
  1. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với Chi nhánh:
  • Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh của mình tại Việt Nam;
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của Chi nhánh theo pháp luật Việt Nam trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được ủy quyền;
  • Ít nhất là 15 ngày trước khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam của Công ty Luật Vietlink gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư vàoViệt Nam;
  • Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (áp dụng với lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa);
  • Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề…;
  • Soạn thảo và nộp hồ sơ, đại diện nhà đầu tư làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả bàn giao hồ sơ pháp lý hoàn thiện cho khách hàng;
  • Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: lao động, thuế, xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, …

TẠI SAO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THƯỜNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LUẬT VIETLINK:

  • Đội ngũ Luật sư uy tín với trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài;
  • Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm tại 02 Văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

CÁC DỊNH VỤ PHÁP LÝ NHÀ ĐẦU TƯ CẦN SỬ DỤNG SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI DO CÔNG TY LUẬT VIETLINK CUNG CẤP GỒM:

  • Tư vấn pháp luật lao động, thuế, Hợp đồng tại Việt Nam;
  • Tư vấn xây dựng hệ thống văn bản, quy chế hoạt động nội bộ của doanh nghiệp
  • Tư vấn kê khai, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, hàng quý và năm;
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp;
  • Giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp;
  • Tư vấn giải quyết vấn đề góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;

NGOÀI RA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ THAM KHẢO CÁC THỦ TỤC KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI DƯỚI ĐÂY(Clich vào đường link dưới đây để tìm hiểu):

  • Thành lập công ty cố vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
  • Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Thủ tục điều chình giấy chứng nhận đầu tư;
  • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Kế hoạch thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Các điều kiện cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Doanh nghiệp nước ngoài cần biết khi đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam;
  • Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối bán lẻ hàng hóa.
  • Báo phí dịch vụ thành lập công ty;

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo