Quy định của pháp luật về đặt cọc
Quy định của pháp luật về đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.( Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)
Đặc điểm của đặt cọc tài sản:
- Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc
- Đặt cọc là hợp đồng thực tế. Hợp đồng đặt cọc chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên đã chuyển giao cho nhau tài sản đặt cọc.
- Tài sản đặt cọc mang tính thanh toán cao. Tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác. Giá trị tài sản đặt cọc thấp hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm.
- Đặt cọc có thể được giao kết nhằm mục đích bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; cũng có thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng; hoặc nhằm cả hai mục đích trên. Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận. Việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc.
Hình thức của đặt cọc
Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể về vấn đề này. Việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của mình khi không may xảy ra tranh chấp, các bên vẫn nên có hình thức xác lập thành văn bản và cần nói rõ số tiền, vật giao cho bên nhận đặt cọc.
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
Căn cứ Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP
Quyền và nghĩa vụ của Bên đặt cọc:
- Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc, tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
- Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc, quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận đặt cọc:
- Yêu cầu bên đặt cọc, chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc,;
- Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
- Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Các trường hợp Hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
- Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự
- Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
- Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
- Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
- Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
================
CÔNG TY LUẬT VIETLINK
Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM
Hotline/zalo: 0914.929.086
Email: hanoi@vietlinklaw.com
Website: vietlinklaw.com