LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Quy định của pháp luật về ký quỹ

2021-08-27 07:55:08
742 lượt xem

Quy định của pháp luật về ký quỹ

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền, và đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quý không thường xuất hiện ở các giao dịch dân sự thông thường, mà chủ yếu xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.

Đặc điểm của việc ký quỹ

  • Chủ thể trong quan hệ ký quỹ bao gồm bên ký quỹ,  bên có quyền và ngân hàng là nơi ký quỹ.

Bên ký quỹ là bên đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng nhất định.

Bên có quyền là bên được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại từ tài khoản đó nếu nếu đến thời hạn mà bên kí quỹ không thực hiện nghĩa vụ đối với mình.Ngân hàng được coi là chủ thể giữ tài sản ký quỹ và có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bị vi phạm nghĩa vụ bằng tài sản trong tài khoản ký quỹ.

  • Khoản vật chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền.
  • Nội dung của ký quỹ từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền.

Hình thức  của ký quỹ

Hình thức và thủ tục ký quỹ phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật ngân hàng.

Quyền và nghĩa vụ các bên trong ký quỹ

Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ

- Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

- Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;

- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng( bên nhận ký quỹ)

Theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng/ ngân hàng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ sau đây:

- Hưởng phí dịch vụ;

- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;

- Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;

- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Quyền và nghĩa vụ của bên có quyền

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;

- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền của mình;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Thông báo xử lý tài sản bảo đảm

  • Thông báo xử lý tài sản bảo đảm cần phải được lập thành văn bản. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội: Lý do xử lý tài sản bảo đảm;Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
  • Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận.

Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.

 

Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.

Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn:

================

CÔNG TY LUẬT VIETLINK

Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM

Hotline/zalo: 0914.929.086

Email: hanoi@vietlinklaw.com

Website: vietlinklaw.com

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo