LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Quy định về Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

2021-09-03 01:08:04
741 lượt xem

Quy định về Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

• Những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần...

• Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm

•  hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

• Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào.... Việc coi những hiện tượng thiên tai là sự kiện bất khả kháng được áp dụng thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật

• Các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ

• Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận những sự kiện như: thiếu nhiên liệu, mất điện, lỗi mạng...là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm khi vi phạm

Điều kiện để coi là trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

- Sự kiện xảy ra một cách khách quan sau khi các đã giao kết hợp đồng

- Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng

- Hậu quả của sự kiện không thể khắc phục được, sự việc  có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc được.

Hệ quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

Khi một bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì phải có trách nhiệm thông báo cho bên còn lại biết về các trường hợp bất khả kháng này. Bên vi phạm hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng được

- Miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng như hợp đồng.

- Được kéo dài thời  hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ.

Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 cũng quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ. Cụ thể tại khoản 1 Điều 294:

 “ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

• Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

• Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

• Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

• Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”

Điều kiện để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng

Để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải:

• Thông báo ngay cho bên kia bằng văn bản theo khoản 1 Điều 295 Luật thương mại về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra;

• Chứng minh đã xảy ra sự kiện bất khả kháng;

• Chứng minh sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

• Chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục. Nếu hợp đồng không quy định về bất khả kháng, có thể dựa vào quy định của điểm b khoản 1 Điều 294 (Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm) của Luật thương mại khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Các Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại

Phương pháp định nghĩa: Khi sử dụng phương pháp này các bên phải đưa ra một khái niệm về sự kiện bất khả kháng. Phương pháp này mang tính khái quát, tránh bỏ sót những trường hợp được xem là bất khả kháng. Tuy nhiên phương pháp này là mang tính trừu tượng, khó áp dụng, dễ phát sinh tranh chấp.

Phương pháp liệt kê: Các bên phải tiến hành liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Việc này giúp xác định các trường hợp bất khả kháng cụ thể, rõ ràng tuy nhiên lại dẫn đến việc liệt kê thiếu các trường hợp được xác định là bất khả kháng

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này là sự kết hợp của hai phương pháp định nghĩa và liệt kê. Đây là phương pháp tối ưu nhất khi xây dựng điều khoản về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

================

CÔNG TY LUẬT VIETLINK

Trụ sở: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội

Chi nhánh tại TP.HCM: 602, Lầu 6, tòa nhà số 60 đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, quận 1, TP HCM

Hotline/zalo: 0914.929.086

Email: hanoi@vietlinklaw.com

Website: vietlinklaw.com

 

 

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo