LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2021-08-05 06:35:02
589 lượt xem

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

    Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

  1. Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
  1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  •  Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  1. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
    1. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1. Tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Khách hàng gửi mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu cho chúng tôi để tra cứu sơ bộ và đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Phân nhóm nhãn hiệu: Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các  nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến 45 là các nhóm về dịch vụ ( Theo bảng nhân nhóm Ni-xo 11) mới nhất).

Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.

Mục đích của việc tra cứu là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hành dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hay không.  Dựa vào kết quả tra cứu, chúng tôi sẽ :

-      Đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

-      Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt

Đây có thể coi là bước quan trọng nhất bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao. Trong trường hợp nhãn hiệu chưa đạt yêu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn hướng xử lý để nhãn hiệu có sự khác biệt.

Bước 2.  Nộp  hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);
  • Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
  • Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
  • Giấy uỷ quyền(nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Bản sao Chứng từ nộp phí, lệ phí( trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có):
  •     Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Kết quả: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

  1. Quy trình thẩm định đơn

3.2.1. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả quá trình thẩm định hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu: Chấp nhận đơn hợp lệ

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

3.2.2. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Kết quả thẩm định nội dung: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Chúng tôi sẽ thông báo tới Quý Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao lại cho khách hàng.

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì thời gian đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ kéo dài khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Kết quả: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Lưu ý : Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy Chứng nhận, nếu chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy. Do vậy, để duy trì hiệu lực của Nhãn hiệu, nên sử dụng nhãn hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm hàng hóa trong thực tế; hoặc có những hình thức sử dụng nhãn hiệu không thường xuyên như quảng cáo, thư chào và lưu các bằng chứng về việc sử dụng này.

  1. Thời hạn Bảo hộ Nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ

Tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu đó có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần thêm 10 năm. Và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu chủ sở hữu gia hạn đúng hạn. Trong vòng 6 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực bảo hộ, chủ sỡ hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

   Thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Theo Thông tư số 01/207/TT-BKHCN quy định về hồ sơ xin gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm các giấy tờ như sau:

  • Bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua người đại diện);
  • Chứng từ của giấy nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ của quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
  • Tờ khai về yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ và làm theo mẫu 02-GHVB được quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Quý khách hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục theo số điện thoại. 024.3769.0339, Hotline: 0914.929.086 hoặc hiên hệ tới Công ty Luật Vietlink theo địa chỉ: P203 tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bạn hỏi luật sư trả lời miễn phí?
Số điện thoại
Chat Zalo